TIỀM NĂNG TỪ THỊ TRƯỜNG CÔNG TRÌNH XANH Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Theo nghiên cứu từ IFC, tiềm năng công trình xanh tại các quốc gia đang phát triển là vô cùng lớn, ước tính khoảng 24,7 nghìn tỷ đô la đến năm 2030. Đây là cũng con số kỷ lục mà các khu vực và thị trường dân cư, thương mại có thể đạt được dựa trên việc thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp tập trung phát triển mô hình kinh doanh theo hướng phát triển bền vững.

Ông Mahesh Ramanujam - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ nhận định: “Báo cáo đã minh chứng rất cụ thể về những lợi ích lâu dài mà công trình xanh sẽ mang lại cho người dân, doanh nghiệp cũng như môi trường sống”.  Đồng thời, để đưa công trình xanh trở thành một xu hướng phát triển rộng khắp trên toàn cầu, “chúng ta phải tiếp tục nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về các vấn đề môi trường, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng môi trường sống và liên tục thu hút nguồn vốn mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, Ông nhấn mạnh.

kien-truc-toi-gian-va-cong-nang-7

Cũng theo báo cáo, cơ hội đầu tư vào các thành phố thuộc các thị trường mới nổi trên toàn cầu đến năm 2030 là 15,7 nghìn tỷ đô la ở thị trường dân cư và 9 nghìn tỷ đô la ở thị trường thương mại. Tính đến thời điểm hiện tại, Đông Á và Thái Bình Dương chiếm thị trường lớn nhất với tiềm năng phát triển thị trường dân cư và thương mai là 16 nghìn tỷ đô la. Trong khi đó, khu vực Châu Mỹ Latin và Caribe đứng thứ 2 với 4.2 nghìn tỷ đô la. Khu vực Nam Á xếp vị trí thứ 3 với 1,8 nghìn tỷ đô la.

Những con số này được đánh giá dựa trên dự báo tăng trưởng dân số trong thời gian tới. Cụ thể, hơn một nửa dân số tại các đô thị trên thế giới sẽ dịch chuyển sang khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương và khoảng 60% khu vực đô thị trên toàn cầu dự kiến sẽ được xây dựng đến năm 2030.

building-green

Cơ hội đầu tư tại các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương lên tới 16 nghìn tỷ đô la đến năm 2030. (Ảnh Kirk Kenny/IFC)

Những ngôi nhà với kết cấu thương mại được xây mới hoàn toàn sẽ là giải pháp tốt nhất cho việc phát triển công trình xanh thay vì việc cải tao hoặc sửa chữa cấu trúc hiện có. Báo cáo cũng chỉ ra rằng một số doanh nghiệp đã tiên phong đi theo xu hướng này và các doanh nghiệp khác cũng có thể học hỏi một cách cụ thể từ các dự án, công trình của họ.

Ông Al Albbeta Klein – Giám đốc IFC và Lãnh đạo Toàn cầu của Climate Business cho biết: “Công trình xanh không chỉ là cơ hội đầu tư vô cùng tiềm năng mà còn giúp các Doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về chất lượng và tầm quan trọng của xu hướng phát triển bền vững”. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh việc phát triển công trình xanh hay kiến trúc xanh không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn. Xét về tính bền bững, công trình xanh không chỉ đảm bảo lợi nhuận đầu tư cho Doanh nghiệp, mà còn đáp ứng rất nhiều giá trị lâu dài cho người dân.

Theo nghiên cứu của IFC, những người sống và làm việc trong các tòa nhà xanh có thể tiết kiệm đáng kể mức tiêu thụ điện, nước hàng tháng với mức tiêu thụ trung bình thấp hơn từ 20% - 40% so với các công trình thông thường. Điều này cũng đồng nghĩa, hóa đơn điện nước của mỗi hộ gia đình cũng sẽ đạt mức giảm trung bình khoảng 15% - 20% mỗi tháng.

Ở phương diện đầu tư, các căn hộ xanh hay tòa nhà xanh sẽ có lợi nhuận cho thuê cao hơn tới 8% so với các căn hộ thông thường. Đồng thời, phí bảo hiểm bán hàng cũng sẽ cao hơn khoảng 31%. Mặt khác, tỷ lệ lấp đầy của các tòa nhà xanh cũng chiếm tỷ lệ nhiều hơn 23% và khả năng giữ chân người thuê cũng cao hơn và tỷ lệ trống thấp hơn.

Công trình xanh hiện nay đang chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng xây dựng trên toàn cầu, với mức đầu tư chiếm khoảng 423 tỷ đô la trong số 5 nghìn tỷ đô la chi cho việc xây dựng và cải tạo, sửa chữa theo số liệu năm 2017. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, thị trường công trình xanh sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong thời gian tới với tốc độ tăng trưởng dự kiến cao hơn 10% mỗi năm từ 2017 – 2023, dựa trên nguyên tắc trách nhiệm đầu tư.

building-green-2

Citra Maja Raya ở Jakarta được bao quanh bởi các trường học, chợ và cơ sở y tế. (Ảnh Kirk Kenny/IFC)

Tại khu vực Châu Mỹ Latin, Ngân hàng lớn nhất của Colombia – Bancolombia và tổ chức IFC đã tập trung mở rộng đầu tư vào thị trường công trình xanh và phát hành trái phiếu xanh trị giá 117 triệu đô la từ năm 2016. Theo đó, các khoản vay từ Ngân hàng Bancolombia dành cho đầu tư công trình xanh sẽ có lãi suất thấp hơn từ 0,5% - 2% so với các khoản vay thông thường. Hơn thế, Bancolombia còn mở rộng mạng lưới xây dựng hệ thống các dự án xanh bằng cách tổ chức nhiều sự kiện tại 17 thành phố lớn nhỏ trên khắp quốc gia, thu hút 500 nhà phát triển bất động sản. Có thể thấy, chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và những hỗ trợ đắc lực của ngân hàng đã đáp ứng nguồn tài chính cho 25 nhà đầu tư, phát triển dự án công trình xanh trong môt thời gian ngắn.

Một ví dụ thứ hai là Ngân hàng Banco Promerica (Costa Rica) đã nhận được khoản vay 30 triệu đô la từ Ngân hàng phát triển Hà Lan – FMO để khởi động một chương trình xây dựng xanh. Cụ thể, Banco Promerica đã có phương án hỗ trợ tài chính dành cho nhà đầu tư với mức lãi suất khoảng 8,75% cho tài chính xây dựng xanh (thấp hơn so với mức 9,25% từ các khoản vay khác) và đưa ra mức phí 0,75% thay vì 1% như thông thường. 

Chúng tôi đã có một quá trình để thuyết phục các nhà đầu tư, phát triển công trình xanh và sau đó là chứng nhận”, Bà Michelle Espinach, Quản lý bền vững của Ngân hàng Promerica cho biết. Bà Michelle cũng cho biết sự quan tâm của nhà đầu tư đối với công trình xanh đang ngày càng gia tăng và rất nhiều doanh nghiệp khi phát triển các dự án dân cư theo các tiêu chí bền vững đều mong muốn đạt được chứng chỉ xanh.

Trong một cuộc phỏng vấn, Ông Anders Lindquist, người sáng lập và là Giám đốc Phát triển Kinh doanh của EchoStone, cho biết một trong những bài học quan trọng của công ty cho đến nay là tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin đối với Chính phủ. Điều đó có nghĩa, phải xây dựng những ngôi nhà chất lượng và có giá trị lâu dài để đảm bảo thỏa thuận với Chính phủ.

Xây dựng công trình xanh là một mô hình kinh doanh tốt bởi vì chúng ta có thể thu hút đầu tư tốt hơn cho các dự án và tất nhiên sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, để đạt được sự hỗ trợ đó, dự án của bạn phải thật sự ấn tượng và có tiềm năng gia tăng giá trị cho cộng đồng”, Ông Anders nhấn mạnh.

building-green-3

Việc phát triển công trình xanh sẽ mang đến nhiều lợi ích lâu dài cho cư dân. (Ảnh Dominic Chavez/IFC)

Tại Việt Nam, Ông Đỗ Ngọc Olivier Dũng, Giám đốc Điều hành của EZ Land cho biết phải mất nhiều thời gian hơn để người mua nhận thức được những lợi ích lâu dài mà công trình xanh mang lại. Ông cũng cho biết, EZ Land đã và đang tập trung vào việc phát triển các dự án dân cư theo tiêu chí xanh với mục tiêu xây dựng từ 3000 – 5000 căn hộ mỗi năm. Hơn thế, dự án căn hộ HausNeo của EZ Land cũng đã được Ông Philippe Le Houérou, Giám đốc Điều hành của IFC trao tặng chứng chỉ Công trình xanh EDGE.

Mặc dù vẫn còn khá sớm ở Việt Nam, nhưng chúng tôi đã bắt đầu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công trình xanh đối với cư dân cũng như thị trường. Hơn thế, việc đầu tư phát triển công trình xanh, để vừa có thể giải quyết được câu chuyện kinh doanh, vừa đáp ứng được bài toán về môi trường, dường như chưa bao giờ là vấn đề khó khăn đối với chúng tôi”, Ông nhấn mạnh

Ở thời điểm hiện tại, nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về giá trị của công trình xanh. Nhưng tôi tin rằng, điều này sẽ dần dần thay đổi. “Chúng tôi muốn hướng đến những khách hàng tri thức trung lưu. Họ có thói quen du lịch, đọc sách, báo và có sự cầu tiến rất cao, cũng như luôn dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường và không gian sống. Do đó, khi khách hàng hoàn toàn hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của công trình xanh thì Chính phủ cũng sẽ có các chính sách và ưu đãi phù hợp để thu hút nhà đầu tư”, Ông Đỗ Ngọc Olivier Dũng nói thêm.

Nguồn:

https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/news_ext_content/ifc_external_corporate_site/news+and+events/news/insights/gb-business-case?deliveryName=DM50017